Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu

Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu

Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu

Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu

Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu
Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu
Trang chủ Chia sẻ kinh nghiệm Cách di chuyển bàn thờ trong nhà

Cách di chuyển bàn thờ trong nhà

Trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam, bàn thờ luôn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và linh thiêng bởi đây là nơi thờ cúng gia tiên, thần linh, thần phật,... của mỗi gia đình. Vì vậy, việc quét dọn, sửa sang hay thay đổi vị trí bàn thờ là không hề đơn giản mà phải được thực hiện một cách cẩn trọng. Chuyển bàn thờ cũng được xem như là chuyển nhà của người đã khuất nên cũng cần phải xem ngày lành tháng tốt và thực hiện theo đúng nghi thức. 

Vậy thủ tục chuyển bàn thờ khi chuyển nhà được diễn ra như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi chuyển bàn thờ sang nhà mới để tránh phạm vào những điều cấm kỵ? Tất cả những thắc mắc này sẽ được ChuyenNhaOngNau giải đáp đến bạn qua những nội dung được chia sẻ trong bài dưới đây!

Có nên chuyển bàn thờ khi chuyển nhà hay không?

di chuyen ban tho trong nha

Bàn thờ là nơi vô cùng linh thiêng, không được tùy ý xâm phạm và di chuyển nếu chưa thực hiện đầy đủ nghi thức. Việc chuyển bàn thờ về nhà mới nếu xảy ra sai sót có thể gây ra những hậu quả không tốt cho gia đình như bệnh tật, tiêu hao tiền của, gia đình lục đục,...

Bàn thờ là nơi mỗi gia đình thời cúng gia tiên, ngoài ra còn là nơi thờ các vị thần linh canh giữ cho ngôi nhà. Thông thường, ở mỗi gia đình sẽ có ba bát lư hương tượng trưng cho thần Phật, Thần tài và Gia tiên.

Bàn thờ Phật

Khi chuyển sang nơi ở mới, lư hương thờ Phật hoặc các vị thần linh được phép trấn yểm như tam thánh, tam phủ, Thánh Đế của Vương triều hay Thánh hoàng, không cần động đậy mà có thể thay đổi.

Bàn thờ Gia tiên

Lư hương thờ Gia tiên không nên thay đổi mà đưa đến nơi ở mới, vì đây là nơi thờ cúng tổ tiên nên khi chuyển nhà cần phải mang theo tiếp tục thờ cúng và báo hiếu để tổ tiên canh giữ, bảo vệ và phù hộ cho gia đình bình an, mạnh khỏe. 

Bàn thờ Thần tài

Tùy theo văn hóa và tín ngưỡng của từng vùng miền mà có những quan niệm khác nhau về vấn đề này. Một số người cho rằng Thần tài, Ông địa là những vị thần của sự giàu có, chỉ trấn giữ tại một khu vực nhất định nên không mang theo khi chuyển nhà. Ngược lại, một số vùng lại cho rằng nên chuyển bàn thờ Thần tài đến nhà mới để tiếp tục phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, tài lộc dồi dào. 

Nhìn chung, khi chuyển nhà nên lựa chọn chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới hay thay bàn thờ mới là tùy thuộc vào việc thờ cúng của gia chủ. Tuy nhiên, nếu thay bàn thờ mới thì gia chủ cần xử lý bàn thờ cũ một cách cẩn thận, không được vứt bỏ tùy tiện tránh gây ra sự bất kính với tổ tiên, thần linh hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường.

Thủ tục chuyển bàn thờ khi chuyển nhà

thu tuc chuyen ban tho trong nha
 

Bàn thờ và bát hương không chỉ là biểu tượng tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng, mà đó còn là nơi để mỗi gia đình thể hiện sự tưởng nhớ, lòng thành kính và hiếu thuận của con cháu đối với tổ tiên và sự tôn trọng đối với các vị thần trấn giữ trong nhà. Nói cách khác, bàn thờ được xem là nơi trú ngụ của các vị thần và những người đã khuất để hưởng hương khói, lễ lộc, theo dõi và phù hộ cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. 

Khi chuyển nhà sang một nơi ở mới, thủ tục chuyển bàn thờ cũng cần được chuẩn bị chỉnh chu và tiến hành theo đúng nghi thức.  

Mâm đồ cúng chuyển bàn thờ khi chuyển nhà

Chuẩn bị mâm đồ cúng là một trong những công việc quan trọng và không thể thiếu khi chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới. Dưới đây là một số lễ vật cơ bản cần thiết cho mâm đồ cúng mà bạn có thể tham khảo: 

  • Hoa tươi: nên chọn 5 loại hoa với màu sắc tươi tắn;
  • Hoa quả: lựa chọn tùy ý hoặc nên trưng bày mâm ngũ quả mang ý nghĩa cầu sự may mắn, tài lộc;
  • Mâm cỗ mặn: xôi (xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi trắng,...), gà luộc nguyên con hoặc thịt lợn luộc;
  • Hương vàng, cau trầu, rượu trắng, muối, gạo, nước trắng;
  • Một con ngựa đỏ, một con ngựa vàng đầy đủ hia hài, mũ, kiếm;
  • Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa để dâng Thổ công, Thổ địa;
  • Sớ thiên di linh vị Thần tài.

Trên đây là những đồ vật cơ bản cần thiết cho mâm cúng chuyển bàn thờ. Tùy thuộc vào nguyện vọng và điều kiện của mỗi gia đình mà có thể mua sắm thêm các lễ vật khác. 

Tuy nhiên, khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, gia chủ sẽ cần phải làm lễ nhập trạch, sau đó mới làm lễ chuyển bàn thờ, vì vậy cần chuẩn bị hai mâm lễ khác nhau:

  • Mâm lễ thứ nhất: cúng tại nhà cũ, bàn thờ cũ để xin di chuyển sang nhà mới;
  • Mâm lễ thứ hai: cũng tại nhà mới, làm lễ nhập trạch và chuyển dời bàn thờ, bát hương.

Bài viết dành riêng cho A/C:

Văn khấn chuyển bàn thờ

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ mâm lễ thì bạn nên tham khảo mẫu văn khấn xin chuyển bàn thờ được lưu truyền rộng rãi như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin kính lạy liệt tổ liệt tông nhà họ….. gia tại thượn.

Kính lạy cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh và …. (tên người được thờ cúng nếu có)

Con tên là: …..

Hôm nay ngày…… tháng.…. năm…… (nhằm ngày… tháng… năm… âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ gia tiên đến địa chỉ mới ở tại ……………..

Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa chỉ mới.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi cầu mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.”

 

Quy trình chuyển bàn thờ khi chuyển nhà

co nen chuyen ban tho trong nha hay khong

Tùy thuộc vào từng vùng miền mà phong tục cúng chuyển bàn thờ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, bàn thờ là vật linh thiêng nên khi thực hiện di chuyển cần phải xuất phát từ tâm và thể hiện sự kính trọng. Bạn có thể tham khảo quy trình chuyển bàn thờ khi chuyển nhà dưới đây:

  • Soạn mâm cúng tại nhà cũ trước khi vận chuyển;
  • Thắp nhang, đèn;
  • Đọc văn khấn và thành tâm khấn vái;
  • Khi nhang tàn thì khấn vái, bái tạ ơn;
  • Dùng khăn sạch để lau dọn vệ sinh bàn thờ, lư hương, đồ thờ cúng;
  • Tiến hành đóng gói đồ đạc cẩn thận để đưa sang nơi ở mới;
  • Khi đến nhà mới, sắp xếp lại lư hương và các đồ vật liên quan lên bàn thờ mới, đồng thời soạn lễ vật làm Lễ nhập trạch thỉnh Tổ tiên, các vị Thần linh, Thần Phật, Thổ địa về ngụ tại nơi ở mới.

Những lưu ý khi chuyển bàn thờ sang nhà mới

Tín ngưỡng thờ cúng có ý nghĩa quan trọng và in sâu trong tiềm thức đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Khi tiến hành di chuyển bàn thờ sang nhà mới, bạn cần lưu ý những điều dưới đây: 

  • Chuyển bàn thờ cũng như chuyển nhà ở, đây là việc quan trọng nên cần xem xét và lựa chọn ngày, giờ hoàng đạo, hợp phong thủy. Thông thường, chuyển bàn thờ sẽ được tiến hành cùng ngày nhập trạch;
  • Nghi thức làm lễ chuyển bàn thờ, bốc bát hương từ nhà cũ sang nhà mới nên để người đàn ông trụ cột trong gia đình thực hiện, trường hợp nhà không có nam nhân thì người phụ nữ có thể đại diện làm lễ;
  • Nên lựa chọn cẩn thận vị trí đặt bàn thờ, đặt ở những nơi trang trọng, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp hoặc gần nhà vệ sinh, điều này thể hiện sự không tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần.
  • Quy trình dọn dẹp, di chuyển bàn thờ nên thực hiện cẩn thận, đảm bảo an toàn, tránh gây ra đổ vỡ;
  • Trước khi soạn đồ cúng, lễ vật, không gian bàn thờ phải được dọn dẹp sạch sẽ, trang nghiêm.

Trên đây là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề chuyển bàn thờ khi chuyển nhà, hy vọng qua đó đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về cách chuyển bàn thờ khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới. Theo dõi ChuyenNhaOngNau để tiếp tục cập nhật thêm nhiều bài viết hay mỗi ngày bạn nhé! 

 

CÔNG TY CHUYỂN NHÀ ONG NÂU

Địa chỉ: 2/42 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TPHCM

Điện Thoại: 0906060627 - 0908316780

Website: https://chuyennhaongnauhcm.com/

Facebook: Chuyển Nhà Ong Nâu HCM

Twitter: Chuyển Nhà Ong Nâu

Linkedin: Chuyển Nhà Ong Nâu

Pinterest: Chuyển Nhà Ong Nâu

Tumbr: Chuyển Nhà Ong Nâu

Copyright © 2022 Dịch Vụ Chuyển Nhà Ong Nâu
0906060627